Những năm gần đây, khi công nghệ hiện đại phát triển nhanh chóng, con người có những thói quen mới trong các hoạt động hằng ngày và nổi bật là giao dịch mua bán. Vậy công nghệ hiện đại đã làm thay đổi hay làm xuất hiện thêm hình thức giao dịch mới nào? Đó chính là hình như mua bán và trao đổi hàng hoá online. Ở giai đoạn đầu, hình thức mua sắm online còn gặp nhiều khó khăn và còn lạ lẫm. Đặc biệt là việc thay đổi thói quen giao dịch từ trực tiếp chuyển sang online của phần lớn người dân.
Cho đến khi sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Sendo… cùng rất nhiều trang web tích hợp mua sắm trực tuyến ra đời. Điều này đã tạo được sự ảnh hưởng dẫn tới thay đổi vô cùng lớn thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Những doanh nghiệp, những sàn giao dịch thương mại điện tử này trở thành một địa điểm đáng tin cậy, là trung gian liên kết người mua và người bán trực tuyến. Từ đó, giao dịch trung gian trở thành hình thức cần có và ngày càng phát triển.
Giao dịch trung gian là hình thức giao dịch ngoài chủ thể hai bên còn có sự tham gia của bên thứ ba. Người thứ ba trung gian có nhiệm vụ cài đặt các mối quan hệ, thỏa thuận các điều kiện mua bán và hình thức xảy ra hoạt động mua bán, cách thức thanh toán. Ngoài ra có thể hiểu giao dịch trung gian là giao dịch diễn ra dưới sự góp mặt của một người mà người đấy được mọi người tin cậy, đứng giữa hai chủ thể giao dịch bảo đảm cho giao dịch được diễn ra an toàn, không xảy ra trạng thái lừa dối, gian lận.
Các hình thức giao dịch trung gian phổ biến bao gồm: đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hoá, đại lí thương mại. Các hình thức giao dịch trung gian thanh toán bao gồm: giao dịch trung gian thanh toán thông qua người có uy tín, giao dịch trung gian thanh toán thông qua ngân hàng, giao dịch trung gian thanh toán thông qua các cổng thanh toán điện tử.
Giao dịch trung gian thanh toán thông qua người có uy tín là hình thức giao dịch mà người bán và người mua đều tin tưởng vào một người thứ ba để giữ tiền và hàng hoá cho đến khi giao dịch hoàn tất. Người thứ ba có thể là bạn bè, người quen, hoặc những người có chức vụ, địa vị trong xã hội. Hình thức này có ưu điểm là đơn giản, tiết kiệm chi phí, nhưng cũng có nhược điểm là khó kiểm soát, có nguy cơ bị lừa đảo, mất mát.
Tại sao lại sử dụng giao dịch trung gian? Giao dịch trung gian có những lợi ích như:
• Giảm thiểu rủi ro, tranh chấp và gian lận khi giao dịch.
• Tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức khi không cần đầu tư cơ sở vật chất hay thủ tục pháp lý.
• Tận dụng sự am hiểu và kinh nghiệm của bên trung gian về thị trường, sản phẩm và dịch vụ.
• Giao dịch trung gian giúp bảo vệ quyền lợi của cả hai bên giao dịch, đặc biệt là khi giao dịch với những sản phẩm/dịch vụ có giá trị cao, nhạy cảm hoặc phức tạp.
• Giao dịch trung gian giúp tăng cường sự tin tưởng và hợp tác giữa các bên giao dịch, đồng thời giảm thiểu các rủi ro pháp lý, tài chính và kỹ thuật.
• Giao dịch trung gian giúp mở rộng thị trường tiềm năng và tăng cơ hội kinh doanh cho các bên giao dịch, đặc biệt là khi giao dịch với những đối tác ở xa hoặc ở nước ngoài.